4 điều về bảo hiểm cháy nổ chung cư bắt buộc mà bạn cần biết

Câu hỏi đầu tiên nhiều người đặt ra sau mỗi vụ cháy, nổ tại các khu chung cư là ai sẽ bồi thường thiệt hại cho cư dân? Câu trả lời tất nhiên là các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên với điều kiện trước đó tòa nhà đã được ban quản trị hay chủ đầu tư mua bảo hiểm cháy nổ chung cư.

Thực trạng mua bảo hiểm cháy nổ chung cư hiện nay

Căn cứ theo quy định thì các tòa nhà chung cư là đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Rõ ràng quy định là vậy, song phải đến khi xảy ra sự cố cháy, nổ thì việc chung cư đó đã mua bảo hiểm hay chưa và mua bảo hiểm với các điều kiện bảo hiểm như thế nào mới được làm rõ.

Thực tế cho thấy, đối với bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư nói riêng và bảo hiểm cháy nổ nói chung, các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có cơ sở nguy hiểm về cháy nổ. Ví dụ, Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; hay Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; bên cạnh đó, Thông tư liên tịch 214/2013/TTLT-BTC-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc…

bảo hiểm cháy nổ chung cư

Nhưng ngoài một bộ phận chủ đầu tư và cư dân đã ý thức được sự cần thiết và trách nhiệm phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, vẫn còn khá nhiều chủ đầu tư và ban quản trị tòa nhà lại lơ là hoặc không tham gia bảo hiểm nhằm tiết kiệm chi phí đóng góp và chi phí quản lý.

Hơn nữa, chế tài xử phạt và việc giám sát tuân thủ tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các khu chung cư, tòa nhà từ cơ quan chức năng còn chưa khắt khe, vì vậy tình trạng không tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc vẫn tồn tại.

Đối với hộ gia đình, phần lớn các khách hàng chưa tham gia bảo hiểm là do chủ quan và không nhận thức hết nguy cơ rủi ro, mức độ thiệt hại của cháy nổ đối với các khu dân cư, tòa nhà; đồng thời, cũng chưa sẵn sàng chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí (phí bảo hiểm) để chuyển giao những rủi ro này cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

Về việc mua bảo hiểm cháy nổ đối với nhà chung cư, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cho hay, ban quản trị và chủ đầu tư các khu chung cư,  tòa nhà ngày càng có ý thức và tích cực tham gia bảo hiểm, khi tình trạng số lượng các vụ cháy nổ gia tăng cùng sự phát triển ngày càng nhiều của các dự án chung cư và khu đô thị mới. Bên cạnh đó, một số ít hộ dân cũng chủ động liên hệ với các công ty bảo hiểm để tham gia bảo hiểm cháy nổ nhà tư nhân.

Trên thực tế, một số vụ cháy nổ vẫn xảy ra tại các tòa nhà cao cấp, khu chung cư với điều kiện phòng cháy, chữa cháy tốt mà nguyên nhân là do sự sơ ý, bất cẩn của các hộ gia đình, cá nhân, hoặc cũng có thể do sự cố bất ngờ.

Thế nhưng, không phải cứ mua bảo hiểm hỏa hoạn cho nhà chung cư là sẽ được bồi thường tất cả khi có sự cố xảy ra. Với vấn đề thời sự như vụ cháy hầm xe chung cư Xa La tại Hà Nội vừa qua thì cần phải lưu ý rằng, kể cả khi ban quản trị chung cư đã mua bảo hiểm cháy nổ, song nếu không có điều khoản bổ sung trách nhiệm đối với tài sản trông giữ thì công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với những tài sản của chủ đầu tư. Như vậy, xe gửi trong hầm không phải là tài sản của chủ đầu tư nên không thuộc phạm vi bảo hiểm của công ty bảo hiểm mà trách nhiệm thuộc về ban quản lý tòa nhà.

Đối tượng mua bảo hiểm cháy nổ chung cư bắt buộc

Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về các đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ chung cư bắt buộc như sau:

1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

  • a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
  • b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.”

Theo Phụ lục 2 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy, nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, do đó sẽ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Căn cứ vào các quy định ở trên, toàn bộ các tài sản thuộc sở hữu chung và sở hữu riêng của chung cư đều phải mua bảo hiểm cháy nổ.

Các chung cư đang xây dựng hiện nay như chung cư Booyoung, chung cư Grand Sunlake đều đã được thông qua các quy định về PCCC và bảo hiểm cháy nổ đầy đủ.

Đối tượng đóng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Theo Điều 11 Luật Nhà ở:

Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

  • Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;
  • Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

Do đó, nếu dự án chung cư vẫn thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ chung cư.

Nếu người mua chung cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì cư dân sẽ có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cháy nổ phần nhà ở đã mua.

Mức phí bảo hiểm cháy nổ chung cư bắt buộc phải đóng

Theo Phụ lục II Nghị định 23/2018/NĐ-CP, phí bảo hiểm cháy nổ phải đóng:

  1. Đối với nhà chung cư có hệ thống chữa cháy tự động (springkler), nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ là 0.05%.
  2. Đối với nhà chung cư không có hệ thống chữa cháy tự động (springkler) thì tỷ lệ là 0.1%.

Trên đây là những thông tin hữu ích về phí bảo hiểm cháy nổ chung cư. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Đánh giá bài viết
0928605555